VPS là gì? Những thông tin cần biết về máy chủ ảo VPS 2022

VPS hosting

Khi nói đến việc lưu trữ trang web, có nhiều dịch vụ có sẵn khác nhau như: Cloud Server, Shared Hosting,… Mỗi dịch vụ có giá trị riêng, khác nhau về tính năng và giá cả.

Hôm nay, Ideas sẽ giới thiệu đến bạn loại dịch vụ lưu trữ Virtual Private Server (VPS) phổ biến hiện nay thông qua bài viết VPS là gì ngay trong bài viết dưới đây.

VPS là gì?

VPS (viết tắt của Virtual Private Server ) là máy chủ ảo, một dịch vụ lưu trữ sử dụng công nghệ ảo hóa để cung cấp cho bạn kho lưu trữ (riêng tư) chuyên dụng trên máy chủ với nhiều người dùng.

VPS sử dụng hệ điều hành chuyên dụng và khách hàng có thể truy cập vào hệ điều hành đó bằng hệ thống quản lý superuser, sau đó, có thể cài đặt mọi phần mềm chạy trên hệ điều hành đó.

Virtual Private Server là một giải pháp an toàn và ổn định hơn so với Shared Hosting, nơi mà bạn không có được không gian máy chủ chuyên dụng.

VPS là gì
Tìm hiểu VPS là gì?

VPS thường được các trang web lớn ưa chuộng sử dụng bởi vì các gói VPS có thể chia sẻ lượng lớn tài nguyên từ một máy chủ vật lý hơn so với Shared Hosting. 

Ví dụ: Nếu một máy chủ của bạn có 6 cores/12 threads, có nghĩa là sẽ tạo ra 3 VPS khác nhau với thông số 2 cores/4 threads mỗi VPS và mỗi gói VPS này sẽ tạo ra 50 gói shared hosting khác nhau.

Điều này có nghĩa là các gói shared hosting sử dụng chung nguồn tài nguyên từ 2 cores/ 4 threads này và các tài nguyên này sẽ được chia sẻ lẫn nhau, tuy nhiên giới hạn cho việc sử dụng  là không quá mức xử lý cho phép của 2 cores/4 threads. Do đó, giá thành dịch vụ cho thuê VPS hosting cũng đắt đỏ hơn Shared Hosting rất nhiều.

Máy chủ ảo VPS hoạt động như thế nào?

Nhà cung cấp dịch vụ VPS dựa vào phần mềm ảo hóa, được gọi là trình ảo hóa, để trừu tượng các tài nguyên trên máy chủ vật lý và cung cấp cho khách hàng quyền truy cập vào máy chủ được mô phỏng, được gọi là máy ảo (VM).

Mỗi máy ảo chạy một hệ điều hành hoàn chỉnh và có quyền truy cập hạn chế vào một phần của tài nguyên tính toán, bộ nhớ và lưu trữ của máy chủ vật lý. Khách hàng có quyền truy cập vào hệ điều hành của VM, nhưng không phải vào máy chủ vật lý.

Mặc dù nhiều người thuê có thể chia sẻ các VM nằm trên cùng một máy chủ vật lý, các máy ảo đó bị hạn chế tương tác với các VM thuộc sở hữu của người thuê khác, do đó tạo ra một máy chủ riêng tư về mặt logic, nhưng không tách biệt về mặt vật lý.

Cách thức hoạt động của VPS

Ưu điểm và nhược điểm của máy chủ ảo VPS

Ưu điểm

  • Dễ dàng quản lý: Một trong những lợi thế chính khi sử dụng VPS, mà ở những dịch vụ lưu trữ web truyền thống không có đó là người đăng ký có quyền truy cập đầy đủ vào hệ điều hành của VPS, với quyền truy cập gốc hoặc quản trị không giới hạn. Với quyền truy cập này cho phép người đăng ký thiết lập cấu hình VPS để đáp ứng các yêu cầu của riêng bạn trong mức giới hạn cho phép của máy chủ vật lý. Điều này sẽ giúp cho việc quản trị của bạn trở nên dễ dàng hơn do tất cả VPS đều nằm tập trung trên một hệ thống máy chủ.
  • Tiết kiệm chi phí: Do tất cả VPS đều nằm trên một hệ thống, do đó bạn cũng sẽ có thể tiết kiệm được một khoản kha khá các chi phí về tiền điện vận hành máy chủ, tiền đầu tư phần cứng, không gian lắp đặt,…
  • Độ bảo mật và an toàn cao: Ngoài ra, VPS được sử dụng riêng biệt với RAM, CPU, ổ HDD và địa chỉ IP nên sẽ mang đến độ bảo mật cao, an toàn cho doanh nghiệp.
  • Lưu trữ và dịch chuyển dữ liệu dễ dàng: Khách hàng cũng có thể chọn lưu trữ và dịch chuyển dữ liệu qua lại giữa các máy chủ lưu trữ, chẳng hạn như File Transfer Protocol, Mail Server hoặc các ứng dụng chuyên cho các hoạt động như thương mại điện tử và viết blog.

Nhược điểm

  • Giá thành không thấp như Shared Hosting: Nhược điểm chính của VPS liên quan đến vấn đề tài chính vì nó đắt hơn so với Shared Hosting. Đối với các trang web không yêu cầu một máy chủ chuyên dụng, chi phí máy chủ VPS sẽ rất tốn kém. Tất nhiên, một máy chủ VPS không đắt như một máy chủ chuyên dụng, nhưng nó đắt hơn so với Shared Hosting.
  • Tài nguyên phân bổ không đúng cách: Ở góc độ dịch vụ, VPS có thể thậm chí còn có nhiều vấn đề hơn! Một số công ty Web Hosting cung cấp dịch vụ VPS nhưng không phân bổ tài nguyên máy chủ đúng cách, đây có thể là vấn đề đối với chủ sở hữu trang web và các trang web khác trên máy chủ.
  • Người dùng cần có kinh nghiệm: Đối với VPS, nếu bạn là người đã từng có kinh nghiệm vận hành thì việc sử dụng sẽ rất đơn giản và thuận lợi. Nếu bạn là một người chưa từng sử dụng qua VPS thì bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Bởi, VPS hoàn toàn không dễ sử dụng như Shared Hosting, mặc dù chức năng của cả hai dịch vụ đều tương tự nhau. Quản lý máy chủ đòi hỏi nhiều về mặt kỹ thuật hơn so với Sharing và Cloud Server. Do đó, bạn cần phải tốn thời gian để tìm hiểu về cách sử dụng để tránh gặp phải những rắc rối lớn. 

Khi nào nên sử dụng VPS Hosting?

Như bạn đã thấy, bên cạnh những ưu điểm vẫn còn tồn tại những nhược điểm của VPS. Mặc dù, những ưu điểm đó là những yếu tố giúp cho Virtual Private Server trở thành dịch vụ lưu trữ hiện đại và tiên tiến nhưng chúng ta cũng không thể phớt lờ đi những khuyết điểm của nó.

Vậy câu hỏi đặt ra là: VPS nên được sử dụng trong những trường hợp như thế nào?

Việc lưu trữ VPS thường được xem là bước tiếp theo sau khi trang web của bạn sử dụng tài nguyên lưu trữ của Shared Hosting đến mức giới hạn tối đa. Nếu nguồn tài nguyên Shared Hosting tiên tiến nhất vẫn không đủ để chạy trang web của bạn một cách trơn tru nữa, thì bạn nên cân nhắc việc nâng cấp lên dịch vụ lưu trữ VPS.

sử dụng vps trong những trường hợp nào

Trong những trường hợp như vậy, việc lưu trữ VPS có thể cung cấp cho bạn những không gian lưu trữ tốt nhất của cả hai dạng lưu trữ: Shared Hosting và Dedicated Hosting.

Tuy nhiên, có những trường hợp sử dụng khác bắt buộc bạn phải suy nghĩ đến việc sử dụng dịch vụ VPS ngay từ đầu. Ví dụ: các trang web thương mại điện tử nơi bạn cần đảm bảo các hoạt động thanh toán phải diễn ra an toàn, nhanh và ổn định thì Virtual Private Service có thể có mang đến cho bạn những điều bạn cần.

Trên thực tế, nếu bạn phải lưu trữ các thông tin mang tính chất cá nhân hoặc phải xử lý đơn thanh toán trực tuyến, VPS sẽ hỗ trợ bạn giảm nguy cơ vi phạm bảo mật và đánh cắp thông tin cá nhân.

Trong trường hợp, trang web của bạn thu hút hàng triệu lượt truy cập mỗi ngày, chẳng hạn như web game. Bạn cần phải có một không gian lưu trữ lớn, do đó việc sử dụng dịch vụ VPS sẽ là giải pháp tối ưu giúp bạn nâng cao được hiệu suất hoạt động.

VPS Hosting so với các loại web hosting khác

Thực chất có rất nhiều loại hình dịch vụ lưu trữ và google sẽ cho bạn rất nhiều thông tin về những loại hình này. Đặc biệt, nếu bạn là một người mới bắt đầu, đôi lúc bạn sẽ cảm thấy bối rối trong quá nhiều sự lựa chọn.

Các loại hình dịch vụ lưu trữ khác nhau sẽ có những tính khả dụng khác nhau (ví dụ: thời gian hoạt động – uptime), hiệu suất khác nhau (ví dụ: thời gian tải trang), công cụ quản lý khác nhau và chúng khác nhau cả về giá thành.

Thế nên, chúng tôi sẽ so sánh VPS với các dịch vụ hosting phổ biến khác để giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn nhé!

VPS so sánh với những loại dịch vụ web hosting khác

Máy chủ ảo Shared Hosting

Shared Hosting sẽ là giải pháp an toàn cho các chủ sở hữu website với ít lượt truy cập. Các cá nhân, chủ doanh nghiệp nhỏ hoặc các blogger có thể bắt đầu với Shared Hosting.

Với Shared Hosting, các trang web sẽ được chia sẻ chung tài nguyên từ bộ máy chủ như RAM, CPU. Với loại hình dịch vụ này chi phí sẽ thấp hơn rất nhiều so với VPS.

Chính vì chi phí thấp nên các trang web của bạn chỉ có thể dùng các phần mềm tiêu chuẩn có sẵn được tích hợp trên máy chủ.

Ưu điểm của Shared Hosting:

  • Chi phí rẻ hơn VPS
  • Dễ sử dụng. Với Shared Hosting, bạn không cần phải có quá nhiều kinh nghiệm và kiến thức kỹ thuật để vận hành.
  • Vấn đề vận hành và quản lý sẽ do nhà cung cấp dịch vụ hosting chịu trách nhiệm thay bạn.

Nhược điểm của Shared Hosting:

  • Khả năng kiểm soát ít máy chủ.
  • Nếu lượt truy cập có sự gia tăng đột ngột từ các trang web thuộc cùng một máy chủ quản lý trong cùng một thời điểm nhất định, điều này sẽ gây giảm tốc độ truy cập của người dùng và ảnh hưởng đến tâm lý trải nghiệm của người dùng.

Dịch vụ lưu trữ dữ liệu Cloud Hosting

Cloud Hosting hay còn gọi là điện toán đám mây, là một loại lưu trữ cho phép một trang web sử dụng tài nguyên của nhiều máy chủ và mỗi máy chủ này có thể quản lý nhiều web, do đó dẫn đến hiệu suất nhanh hơn.

Cloud Hosting hoạt động thông qua ảo hóa. Nó sử dụng công nghệ chia một máy chủ vật lý vào nhiều máy ảo gọi là máy chủ đám mây. Sau đó, chúng kết nối để tạo một mạng duy nhất để lưu trữ một trang web. Do các Cloud Hosting được kết nối với nhau nên loại hình lưu trữ này còn được gọi là lưu trữ máy chủ cụm.

Khi một trong các máy chủ quá tải, cụm sẽ tự động chuyển hướng lưu lượng đến một máy chủ khác. Do đó, việc lưu trữ đám mây không có thời gian chết, vì luôn luôn có một máy chủ trong cụm có thể phục vụ các yêu cầu của khách truy cập trang web của bạn.

Ưu điểm của Cloud Hosting:

  • Không giới hạn khả năng xử lý, khả năng mở rộng linh hoạt.
  • Độ bảo mật và an toàn cao.
  • Tiết kiệm chi phí hơn trong việc xây dựng các ứng dụng, trang web và các dịch vụ khác.

Nhược điểm:

Các máy chủ lưu trữ các dịch vụ Cloud Hosting được quản lý bởi các nhà cung cấp dịch vụ. Các nhà cung cấp cũng là những người sở hữu các máy chủ này. Điều này gây khó khăn cho các công ty sử dụng trong vấn đề kiểm soát mà họ muốn đối với cơ sở hạ tầng của họ.

Giới thiệu đến quý doanh nghiệp công ty hosting Mona Host, đây là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ hosting và cho cho thuê máy chủ uy tín – chuyên nghiệp tại Việt Nam. Dịch vụ Cloud Hosting tại đây luôn đảm bảo chất lượng với độ bào mật cao, tốc độ xử lý nhanh chóng, được nhiều doanh nghiệp tin tưởng. Nếu có nhu cầu sử dụng Cloud Hosting thì đây là sự lựa chọn phù hợp cho bạn. Liên hệ 1900 636 648 để được tư vấn chi tiết và miễn phí nhé.

Giải pháp lưu trữ Dedicated Hosting

Dedicated Hosting là một loại hình dịch vụ lưu trữ mà khách hàng phải thuê toàn bộ máy chủ. Dedicated Hosting là giải pháp lý tưởng cho các tổ chức hoặc trang web lớn có lưu lượng truy cập cao. Các khách hàng có toàn quyền kiểm soát máy chủ, cho phép họ định cấu hình để đáp ứng nhu cầu của chính họ.

Dedicated Hosting cũng có các hình thức tự quản lý và không được quản lý trong đó trung tâm lưu trữ có thể quản lý máy chủ cho khách hàng trong trường hợp có bất kỳ vấn đề nào.

Thông thường hình thức tự quản lý máy chủ sẽ có giá đắt hơn. Giá cả cũng bị ảnh hưởng bởi lượng tài nguyên cần thiết như băng thông, không gian lưu trữ và số lượng RAM,…

Dedicated Hosting

Ngoài ra, còn có các chi phí bổ sung cho các máy chủ chuyên dụng bao gồm các gói phần mềm cần thiết để chạy máy chủ chẳng hạn như: việc cấp phép cho Windows, CPanel và phần mềm trả phí khác.

Tuy nhiên, cũng có những phần mềm được miễn phí nhưng thường không được ưa thích do các vấn đề có tính ổn định của phần mềm.

Sở dĩ, khách hàng ưu tiên sử dụng phần mềm trả phí hơn so với phần mềm miễn phí là việc có thể sử dụng rộng rãi Linux so với Microsoft hoặc hệ điều hành trả phí khác trên các máy chủ.

Ưu điểm:

  • Tài nguyên máy chủ mang tính cá nhân và không được chia sẻ.
  • Hiệu suất, bảo mật và cấu hình cao, chuyên dụng.
  • Linh hoạt cho khách hàng trong việc lựa chọn hệ điều hành và phần cứng.

Nhược điểm:

  • Chi phí đầu tư đắt.
  • Khó khăn trong việc mở rộng không gian tài nguyên vì chỉ có một máy chủ quản lý. Ngoài ra, trong trường hợp xảy ra sự cố, không có tính năng dự phòng thay thế được kích hoạt cho khách hàng.
  • Yêu cầu khách hàng phải có kiến thức kỹ thuật chuyên môn.

Trên đây, Ideas đã chia sẻ những thông tin giải đáp thắc mắc VPS là gì? và so sánh nó với những loại hình dịch vụ lưu trữ đang phổ biến hiện nay.

Nếu bạn muốn có một môi trường lưu trữ quy mô kinh doanh, đáng tin cậy với giá thân thiện, thì chắc chắn VPS là loại hình dịch vụ đáng để xem xét cho trang web của bạn. Trên thị trường hiện này, MonaMedia là một đơn vị uy tín cung cấp VPS chuyên nghiệp mà bạn nên tham khảo nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ Hosting. Chúng tôi hy vọng những kiến thức trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *