Những lưu ý khi thiết kế website nhà hàng mà bạn cần lưu ý

thiết kế website nhà hàng

Những lợi ích của Internet mang lại cho cuộc sống hiện nay quả là không thể nào kể hết được. Nó không những giúp ích trong việc cập nhật thông tin, cung cấp các mẹo vặt hữu ích trong cuộc sống mà nó còn giúp ích rất nhiều trong việc kinh doanh ở các lĩnh vực nói chung và kinh doanh nhà hàng nói riêng. Cụ thể ở đây đó chính là việc thành lập website, một “cửa hàng online” đối với tất cả các doanh nghiệp. Cũng như việc bạn chăm chút cho cửa hàng thực tế như việc bày trí ra sao, mặt bằng thế nào… thì việc thiết kế website cho nhà hàng của bạn cũng quan trọng không kém. Dưới đây là những lưu ý khi thiết kế website nhà hàng mà Ideas xin chia sẻ đến các bạn.

Mục tiêu hướng đến khi thiết kế website

Trước khi tiến hành thiết kế web nhà hàng, bản thân bạn nên vạch rõ những vấn đề: website của bạn sẽ thuộc loại hình gì, thiết kế nhắm đến đối tượng nào, sẽ hiển thị các nội dung gì… Hiện nay hình thức của website được chia thành các loại chính gồm website giới thiệu thông tin và website bán hàng. Hình thức đầu tiên là loại website vô cùng phổ biến, hiển thị đầy đủ tên, lĩnh vực, sản phẩm và liên hệ với tính chất là thông tin rất ít khi thay đổi. Hình thức thứ hai sẽ phức tạp hơn, không những hiển thị thông tin mà còn cho phép thanh toán trực tuyến.

Ngày trước, hầu hết các website nhà hàng đều chỉ hiển thị những thông tin cơ bản, nhưng nhiều hàng hiện nay đã tích hợp thêm chức năng bán hàng hoặc phần mềm quản lý quán ăn để mở rộng hơn mô hình kinh doanh. Ví dụ khi bạn mở nhà hàng món Hoa, bạn biết đối tượng khách hàng của bạn phần lớn sẽ là những người khách có gốc Hoa, phân khúc từ trung bình khá trở lên, và liệu nhà hàng của bạn có kiêm cả phần giao hàng tận nhà hay không, để từ đó mà xây dựng website với đầy đủ các chức năng phù hợp.

Chọn tên miền phù hợp

Tên miền (domain) chính là đường chỉ dẫn người dùng tới website nhà hàng của bạn hay còn được gọi là địa chỉ của trang web. Nó có chức năng tương tự như địa chỉ nhà của bạn, khi một người muốn ghé thăm website, họ phải đánh tên miền đó. Do đó, chọn tên miền sao cho dễ đọc, dễ nhớ, gần sát với tên nhà hàng  là điều mà bạn cần lưu tâm, bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc khách hàng truy cập vào trang web, thứ hạng xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm, quảng cáo trên công cụ tìm kiếm hay các công cụ Marketing, đăng ký email thương hiệu,…Để chọn tên miền phù hợp, bạn cần chú ý đến việc tên miền chứa từ khóa cần SEO, tên miền gần sát với tên nhà hàng nhất (ví dụ nhà hàng món Việt nên đặt tên domain là nhahangmonviet.com hoặc  websitenhahang.vn), chọn các TLD phổ biến nhất là:.com, .vn, .org, .net, .co, .infor, .edu,…, tránh các ký tự như gạch ngang, gạch xéo và tránh vi phạm bản quyền thương hiệu (ví dụ tên miền garankfc.com.vn đã vi phạm bản quyền thương hiệu vì từ KFC đã  đã được bảo hộ thương hiệu tại Việt Nam). Hãy cẩn thận khi chọn tên miền, vì nếu tên miền không phù hợp, bạn có muốn thay đổi tên miền đã được đăng ký thì điều này không đơn giản một chút nào.

Thiết kế website kết hợp UX và UI

Với những người làm về thiết kế website, hai khái niệm UX và UI không còn xa lạ gì nữa. UI Design (User Interface Design) tức là thiết kế giao diện người dùng, còn UX Design (User Experience Design) ý nghĩa là thiết kế tối ưu trải nghiệm người dùng. Sự kết hợp giữa UX và UI tức là thiết kế website gắn liền với cảm nhận người dùng đối với một sản phẩm hay dịch vụ nào đó (UX), mà cụ thể chúng ta đang đề cập là thiết kế website nhà hàng, đồng thời chú trọng đến cách mà sản phẩm trình diễn cho người dùng để gia tăng sự tương tác giữa người truy cập và website của bạn (UI). Hiện nay, hai khái niệm UX, UI và thiết kế website chuẩn SEO gần như luôn đi liền với nhau, tức là khi bạn tối ưu cả UX và UI, tức là bạn đã góp phần tối ưu hóa khả năng tìm kiếm website trên công cụ research. Hai yếu tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi và khả năng ra quyết định của khách hàng khi truy cập vào website (khi họ có trải nghiệm tốt, họ sẽ thường xuyên truy cập website, thời gian ở lại và qua lại giữa các mục trong website nhiều hơn, khả năng chọn mua món ăn cũng tăng lên). Bên cạnh đó, những đánh giá tốt của người truy cập cũng là cơ sở để Google hay các công cụ tìm kiếm khác chấm điểm website của bạn.

Tối ưu hóa về nội dung

Thuật ngữ Content is King (Nội dung là vua) nhằm ám chỉ mức độ quan trọng của content trong các chiến dịch Marketing hiện nay luôn là kim chỉ nam của những người thiết kế website. Dù mọi yếu tố để thiết kế website hoàn hảo, thì không thể phủ nhận sức mạnh và sự ảnh hưởng của nội dung lên nhiều phương diện. Một nội dung tốt, sáng tạo có thể cung cấp thông tin cần thiết đến người dùng, có khả năng tác động đến nhận thức trong khách hàng, thậm chí có thể tạo ra nhu cầu mà trước đó họ không hề nghĩ đến, biến người xem bình thường thành khách hàng tiềm năng. Nội dung tốt cũng khuyến khích họ tăng tương tác với thương hiệu (bằng cách like, share hay để lại phản hồi trên website), nâng cao sự chuyên nghiệp của thương hiệu, từ đó tăng cường việc quảng bá thương hiệu qua kênh truyền miệng, một kênh truyền thông đem lại tỷ lệ khách tiềm năng mới cao nhất. Một ảnh hưởng tích cực điển hình nhất của content chính là SEO. Khi thực hiện SEO, những người SEO-er sẽ có những yêu cầu về từ khóa, tính chất nội dung, độ dài nội dung… để tối ưu, nâng cao thứ hạng website. Người thiết kế website cần chú trọng các loại nội dung khác nhau (văn bản, hình ảnh, video, inforgraphic…) và sắp xếp chúng sao cho thật phù hợp.

Cải thiện tốc độ tải trang

Tốc độ website là một thước đo đánh giá sức khỏe website của bạn, là yếu tố để tăng trải nghiệm của khách truy cập lẫn đẩy thứ hạng website lên top của công cụ tìm kiếm. Bạn khó có thể đạt được mục tiêu từ khóa nếu như tốc độ tải trang kém, hoặc giữ chân khách truy cập tiềm năng vì sự trì trệ trong việc tải trang làm mất thời gian của họ, khiến cho tỷ lệ thoát website (bounce rate) của website tăng. Để tối ưu hóa yếu tố này, bạn nên bắt đầu từ những bước đầu khi thiết kế website như sử dụng dịch vụ hosting uy tín và ổn định, bởi khi đã chọn sai đơn vị cung cấp hosting thì rất khó để mà thay đổi. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cân nhắc gỡ các plugin quá nặng, giảm dung lượng ảnh trên website,  loại bỏ những yếu tố không cần thiết để giảm tải dung lượng cho mã nguồn… để tăng tốc độ tải trang. Để kiểm tra tốc độ tải trang web của bạn đã được lý tưởng hay chưa, bạn có thể kiểm tra thủ công trên máy (thao tác Inspect Element hoặc F12) hoặc dùng các công cụ như Pingdoom Tools, GTMetrix, Webpagetest, Pagespeed Insights để kiểm tra tốc độ.

Cải thiện tốc độ load trang mang đến hiệu quả vượt trội cho website
Cải thiện tốc độ load trang mang đến hiệu quả vượt trội cho website

Tối ưu hóa website cả trên thiết bị di động

Khi xu hướng sử dụng các thiết bị di động, tìm kiếm trên di động ngày càng tăng, các nhà thiết kế website dần chú trọng hơn trong việc tối ưu cả giao diện di động của website. Theo báo cáo Digital 2019, thì số lượng người dùng truy cập Internet bằng thiết bị di động là 61.73 triệu người/ 64 triệu người dùng (chiếm 96% số người sử dụng internet), 58 triệu người dùng mạng xã hội trên thiết bị di động. Điều này đã cho thấy tầm quan trọng lớn của việc tối ưu hóa website trên các thiết bị di động. Các phương thức tối ưa hóa cũng không giống như trên máy tính, bởi cơ bản kích thước của các thiết bị di động nhỏ hơn rất nhiều. Do đó, người thiết kế web cần đơn giản hóa Navigation để hạn chế số lần chuyển trang, chú ý đến kích cỡ hình ảnh, văn bản, đường link… tích hợp những chức năng thích hợp khi sử dụng trên chúng (chức năng nhấp Call to action, chức năng chia sẻ…). Đừng quên kiểm tra mức độ thân thiện website di động trên nhiều thiết bị khác nhau bằng công cụ Google Search Console. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn thiết kế website nhà hàng ưng ý.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *